Nhân sâm là gì? Phân loại, cách sử dụng và công dụng của sâm đối với sức khỏe?

28/05/2021

Sâm Hàn Quốc là một loại thảo dược quý hiếm, được các thầy thuốc coi trọng với những công dụng nổi bật là bổ khí, ích huyết, sinh tân, định thần và ích trí. Vì vậy hiện nay nhiều người tiêu dùng đã lựa chọn nhân sâm để chăm sóc sức khỏe cho cả gia đình. Cùng Edally tìm hiểu về các loại sâm, cách sử dụng và công dụng của nhân sâm đối với sức khỏe!

1. Đặc điểm của nhân sâm

      Nhân sâm, hay còn gọi tắt là sâm, là một loại thảo dược quý có củ với hình dáng giống như hình người. Cây sâm có thân thấp, không cành nhánh mà chỉ có cuống lá, chùm hoa màu đỏ và có khả năng kết trái tạo ra hạt giống. Nhân sâm mọc tự nhiên hoặc được nuôi trồng tại các vùng núi hoang dã.

Nhân sâm đứng đầu trong tứ đại danh dược bao gồm: Sâm _ Nhung _ Quế _ Phụ. Đây là bốn loại thuốc quý từ xa xưa đã được Y học cổ truyền coi trọng và ngày nay, các nhà khoa học hiện đại đã nghiên cứu và công nhận nhiều giá trị của sâm đối với sức khỏe con người.

2. Phân loại nhân sâm

Có 4 loại nhân sâm chính: Sâm tươi, Bạch sâm, hồng sâm và hắc sâm

Sâm tươi

Sâm tươi là những củ sâm vừa được thu hoạch, vẫn còn một lớp đất mỏng trên củ, được chia theo số năm nuôi trồng, gồm sâm 4, 5, 6 tuổi. Sâm tươi thường được dùng để ngâm rượu, ngâm mật ong hay dùng trong các món ăn bồi bổ cơ thể.

Tuy nhiên sâm tươi có tính Hàn, không phù hợp với các đối tượng là người cảm mạo, phong hàn, phụ nữ mang thai hay trẻ nhỏ.

Bạch sâm

Bạch sâm là sâm được lột vỏ và đem phơi dưới ánh nắng tự nhiên cho đến khi chỉ còn dưới 14% nước. Bạch sâm bao gồm các loại sâm nguyên củ, thân sâm và rễ sâm khô.

Hồng sâm

Hồng sâm được chọn lọc từ những củ sâm 6 năm tuổi chất lượng nhất, có trọng lượng trên 37 gram, trải qua quá trình hấp hơi nước 72h sau đó hong khô bằng ánh sáng tự nhiên cho đến khi có màu trong suốt như sừng.

Hồng sâm có hàm lượng saponin cao gấp nhiều lần so với nhân sâm.

Hắc sâm

Hắc sâm được sản xuất từ những củ hồng sâm đạt chuẩn, tiếp tục trải qua 9 lần hấp, 9 lần sấy trong 5 ngày liên tiếp. Lúc này, sâm chuyển từ hồng sang màu đen đặc trưng của hắc sâm. Hàm lượng saponin trong hắc sâm cao gấp 20 lần so với nhân sâm thông thường.

Nhờ quá trình hấp sấy đặc biệt, hắc sâm và hồng sâm có hàm lượng dưỡng chất, đặc biệt là saponin - chất có tác dụng tăng cường sức khỏe, chống ung thư cao hơn hẳn so với nhân sâm tươi hay bạch sâm. Thêm vào đó, sau quá trình này, khả năng hấp thụ dưỡng chất của cơ thể cũng được cải thiện đáng kể.

3. Tác dụng của nhân sâm

Nhân sâm chứa nhiều dưỡng chất giá trị hiếm có ở các loại thảo dược khác, có tác dụng tăng cường sức khỏe hiệu quả.

Chứa chất chống oxy hoá giúp giảm viêm

Chiết xuất nhân sâm chứa ginsenoside, đây là hợp chất quan trọng có tác dụng chống oxy hóa, ngăn chặn sự phát triển của gốc tự do, đồng thời ức chế phản ứng viêm trong cơ thể.

Tăng cường trí nhớ, có lợi cho hệ thần kinh

Các nghiên cứu cho thấy các thành phần ginsenosides và hợp chất K trong nhân sâm có thể giúp bảo vệ tế bào não khỏi tác hại của các gốc tự do, xoa dịu thần kinh, cải thiện trí nhớ.

Ngoài ra, những hợp chất này có đóng vai trò tích cực trong việc chữa trị bệnh Alzheimer, chứng mất trí nhớ ở người già hiệu quả.

Cải thiện các triệu chứng của rối loạn cương dương, yếu sinh lý

Nhân sâm, nhất là hồng sâm, hắc sâm, từ lâu đã là vị thuốc được y học cổ truyền sử dụng để điều trị rối loạn cường dương ở nam giới.

Nhân sâm hỗ trợ tăng cường lưu thông máu đến dương vật, do đó đàn ông sử dụng nhân sâm thường xuyên sẽ cải thiện được sức khỏe sinh lý. Ngoài ra, nhiều công trình khoa học lớn trên thế giới đã được thực hiện và chỉ ra rằng, hồng sâm có tác dụng hiệu quả trong việc kích thích sự ham muốn tự nhiên ở nữ giới. Đây được xem là một giải pháp cải thiện chức năng tình dục, đặc biệt với phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh.

    Tăng cường hệ thống miễn dịch

Nhân sâm, đặc biệt là các chiết xuất sâm có tác dụng hiệu quả trong việc tăng cường hệ miễn dịch, giúp bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc các bệnh.

Chống lại bệnh ung thư

Ginsenosides trong nhân sâm ngoài tác dụng chống oxy hóa còn có thể ngăn chặn sự phát triển của các tế bào bất thường, phòng ngừa ung thư, hỗ trợ hiệu quả cho các bệnh nhân đang trong quá trình xạ trị, điều trị ung thư

 

Chống lại mệt mỏi

Nhân sâm giúp bổ sung nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể. Bệnh nhân ốm yếu và những người hoạt động thể chất nếu được sử dụng nhân sâm sẽ mau chóng lấy lại sức khỏe hơn, cơ thể sảng khoái, không còn mệt mỏi, uể oải.

Giảm lượng đường máu

Hoạt chất Ginsenosides trong nhân sâm có thể giúp hạ đường huyết bằng cách tác động đến việc sản xuất insulin ở tuyến tụy, đồng thời cải thiện tình trạng kháng insulin, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân bị tiểu đường.

4.Cách sử dụng nhân sâm

Ngâm rượu nhân sâm

Rượu ngâm sâm tốt cho sức khỏe, giúp cho da dẻ trở nên hồng hào và sức khỏe dẻo dai hơn.

Nhân sâm ngâm mật ong

Có thể cắt lát mỏng nhân sâm, cho sâm vào hũ rồi đổ mật ong sao cho đầy hũ đựng và ngâm trong 1 tháng. Sau đó, mỗi ngày dùng 1 lát là được. Ăn trực tiếp sâm ngâm mật ong hoặc pha trà để uống.

Dùng nhân sâm theo cách này có tác dụng cải thiện sức đề kháng, chống lão hóa, làm đẹp da hiệu quả.

Pha trà nhân sâm

Cắt nhân sâm khô thành những lát mỏng rồi cất vào hũ hoặc lọ để bảo quản. Khi dùng bạn chỉ cần lấy 1 lát cho vào ấm pha trà, rót nước sôi vào rồi đậy nắp. Để khoảng 5 - 10 phút, sau đó rót ra uống dần thay trà hàng ngày.

Khi uống hết, bạn có thể tiếp tục cho nước sôi vào hãm thêm vài lần nữa cho đến khi trà sâm không còn vị nữa. Phần bã bạn không nên bỏ đi luôn mà hãy nhai kĩ, nuốt lấy nước rồi bỏ bã.

Pha cao hồng sâm, cao hắc sâm uống mỗi ngày

Cao hồng sâm, cao hắc sâm mang lại sự tiện lợi cho người dùng khi có thể pha với nước ấm và uống mỗi ngày. Chỉ cần 3gram cao hồng sâm hoặc cao hắc sâm pha với 50 ml nước sâm, uống trước bữa ăn vào buổi sáng hoặc trưa sẽ mang lại những công dụng giá trị đối với sức khỏe. Duy trì thói quen uống sâm mỗi ngày sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, phòng chóng bệnh tật hiệu quả.

 

Thong ke