Sức đề kháng suy giảm, tỉ lệ bệnh tật tăng cao - Đâu là nguyên nhân khiến sức khỏe người Việt ngày càng xuống dốc

19/02/2021

Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang đối mặt với nhiều thách thức về sức khỏe, đề kháng con người càng ngày càng yếu, tỉ lệ bệnh tật tăng lên do cơ chế thải độc của cơ thể bị quá tải do tác động từ ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, bệnh không lây nhiễm, thức ăn nhanh và tăng trọng

1. Ô nhiễm không khí và biến đổi khí hậu

Theo nghiên cứu, 9/10 người phải hít thở không khí bị ô nhiễm mỗi ngày.

Trong năm 2019, Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá ô nhiêm không khí là rủi ro sức khỏe nghiêm trọng nhất do môi trường gây ra. Các chất gây ô nhiễm vi mô/siêu mịn trong không khí có thể xâm nhập vào hệ hô hấp và hệ tuần hoàn, gây tổn thương phổi, tim và não, là nguyên nhân gây ra 7 triệu ca tử vong sớm hàng năm do mắc các bệnh lý như ung thư, đột quỵ, tim và phổi. Khoảng 90% số ca tử vong này xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, nơi có tỷ lệ phát thải khí cao từ các ngành công nghiệp, giao thông, nông nghiệp và việc sử dụng nhiều bếp lò cũng như nhiên liệu bẩn tại gia đình.

Khí thải từ các phương tiện giao thông là một trong các nguyên nhân chính khiến chất lượng không khí tại các thành phố lớn Việt Nam suy giảm

2. Chế độ sinh hoạt không lành mạnh

Các bệnh không lây nhiễm như đái tháo đường, ung thư và tim mạch là nguyên nhân gây ra hơn 70% số ca tử vong trên thế giới, tương đương 41 triệu người, trong đó có tới 15 triệu người chết sớm trong độ tuổi từ 30 tới 69.

Hơn 85% số ca tử vong sớm xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Năm yếu tố nguy cơ chính gây nên sự gia tăng các bệnh lý này gồm: hút thuốc lá, ít hoạt động thể lực, uống rượu bia ở mức có hại, chế độ ăn không lành mạnh và ô nhiễm không khí.

Thức ăn nhanh không chỉ gây nguy hại cho dạ dày mà sử dụng thường xuyên còn rút ngắn tuổi thọ con người.

Ngoài ra, con người còn phải đối mặt với các loại thực phẩm khác mang tên thực phẩm chứa chất kích thích và thuốc trừ sâu như thịt tăng trọng, rau siêu tăng trưởng, quả chín nhanh, siêu ngọt… Các chất tăng trưởng sử dụng trong chăn nuôi gia súc, gia cầm sẽ làm tăng nguy cơ ung thư vú, ung thư tiền liệt tuyến, ung thư da… đặc biệt là bệnh tim mạch và mỡ máu.

Đây là một trong những vấn đề đáng lo ngại, cần thiết phải sử dụng những sản phẩm tinh hoa của thế giới như hồng sâm và hắc sâm để tăng cường đề kháng, giải độc cho cơ thể và đẩy lùi tiểu đường, huyết áp, đồng thời kết hợp các biện pháp ăn uống sạch, tập thể dục để tăng tuổi thọ và cải thiện tình trạng sức khỏe.

3. Áp lực công việc, cuộc sống và các vấn đề sức khỏe tâm thần

Áp lực công việc, cuộc sống, học tập và sự thiếu quan tâm của cha mẹ cũng làm trầm trọng thêm các vấn đề sức khỏe tâm thần, vốn có thể có mầm mống ngay khi còn trẻ tuổi. Một nửa trong số bệnh nhân mắc bệnh lý tâm thần khởi phát trước tuổi 14, tuy vậy phần lớn các ca bệnh này đều không được phát hiện hoặc điều trị.

Theo thống kê, tự sát là nguyên nhân thứ hai gây tử vong ở lứa tuổi 15 – 19. Các vấn đề sức khỏe về tâm thần có thể để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng đối với sự phát triển và tương lai của giới trẻ sau này.

Để chủ động bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cả gia đình, cần một chế độ sinh hoạt lành mạnh và chủ động bổ sung thêm các sản phẩm chăm sóc sức khỏe phù hợp. Sự chủ động chăm sóc và phòng ngừa bệnh tật nhất định là tiền đề cho một cơ thể sức khỏe và tương lai hạnh phúc.

 

 

Thong ke