Béo phì được đo bằng các chỉ số nào

19/01/2022

Tỷ lệ béo phì đang tăng rất nhanh trong những năm gần đây. Theo Bộ Y Tế, số người mắc béo phì ở Việt Nam hiện đang dẫn đầu trong khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là các khu vực thành thị. Để phòng tránh tình trạng này, việc nhận ra dấu hiệu bất thường của cân nặng thông qua chỉ số béo phì là điều cần thiết.

Béo phì và thừa cân là hai khái niệm khác nhau. Thừa cân là tình trạng cân nặng tăng quá nhiều so với chiều cao không chỉ do dư thừa chất béo mà còn có thể do nhiều cơ bắp hoặc nước trong cơ thể. Cả hai tình trạng trên đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Chỉ số béo phì thường được biết đến với tên gọi chỉ số cơ thể (BMI). Đây là công cụ phổ biến để đo lượng mỡ trong cơ thể. Thông qua chỉ số này, bạn sẽ nhận biết được những dấu hiệu bất thường của cân nặng. Để tính BMI, bạn có thể lấy cân nặng chia cho chiều cao bình phương.

Chỉ số BMI là công cụ được nhiều bác sĩ ưa chuộng để xác định tình trạng thừa cân hoặc béo phì. Song ở một số đối tượng dưới đây, thước đo này có thể không chính xác.

  • Phụ nữ có thai.
  • Vận động viên.
  • Người già.
  • Người tập thể hình.
  • Trẻ em.

Do đó, những đối tượng trên nên tham vấn ý kiến bác sĩ nếu muốn đánh giá cân nặng của mình. Với trẻ em, ba mẹ nên lưu ý những dấu hiệu thừa cân của con để kịp thời có những biện pháp khắc phục không để lại hậu quả khó sửa chữa. 

1. Công thức tính chỉ số BMI

Chỉ số BMI còn được gọi là chỉ số khối lượng cơ thể (Body Mass Index). Dựa vào chỉ số BMI của một người có thể biết được người đó béo, gầy hay có cân nặng lý tưởng. Chỉ số này được đề ra lần đầu tiên vào năm 1832 bởi một nhà khoa học người Bỉ. Công thức tính chỉ số BMI tương đối đơn giản, chỉ dựa vào 2 chỉ số là chiều cao và cân nặng:

BMI = Cân nặng/ [(Chiều cao)2]

Trong đó, chiều cao tính bằng m và cân nặng tính bằng kg.

Chỉ số BMI không áp dụng cho phụ nữ có thai, vận động viên, người tập thể hình

Bạn có thể tính nhanh chỉ số BMI khi nhập các thông số cơ thể tại đây.

2. Chỉ Số Đánh Giá Tình Trạng Thừa Cân - Béo Phì.

Dựa vào thang phân loại dành cho người châu Á, bạn sẽ biết được cân nặng của mình đang ở mức độ nào. Ở người bình thường, BMI sẽ dao động từ 18.5 – 22.9. Nếu BMI trên 25, bạn sẽ được chẩn đoán béo phì độ 1. Con số này có thể khác ở thang phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Nguyên nhân là do chênh lệnh về thể trạng của người châu Á so với người châu Âu hoặc châu Mỹ. Do đó, bạn cần lựa chọn thang đo phù hợp với thể chất của mình để có được kết quả chính xác.

CÁC CHỈ SỐ BMI ĐO LƯỜNG TÌNH TRẠNG THỪA CÂN - BÉO PHÌ CỦA CƠ THỂ

3. Những yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số béo phì

Dù BMI được xem là chỉ số béo phì có độ chính xác cao, công cụ này cũng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác.

  • Lượng calo nạp vào cơ thể quá mức cần thiết: Lượng calo dư thừa được tích trữ lâu ngày trong cơ thể sẽ được chuyển thành chất béo. Nếu tình trạng này không được kiểm soát, bạn sẽ có nguy cơ béo phì rất cao.
  • Tuổi tác là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng. Khi già đi, cân nặng có xu hướng tăng thêm.
  • Giai đoạn mang thai: Nhiều chị em thường tăng cân rất nhanh trong thời kỳ mang thai. Sau khi sinh con, mẹ lại gặp nhiều khó khăn trong việc giảm cân và dễ dẫn đến béo phì

4. Chỉ số béo phì tăng cao có nguy hiểm không?

Chỉ số béo phì tăng cao là yếu tố nguy cơ dẫn đến nhiều vấn đề nguy hại cho sức khỏe.

Bệnh lý tim mạch

Lượng mỡ dư thừa ở người béo phì sẽ được chuyển vào máu. Trong thời gian dài, bạn sẽ mắc bệnh rối loạn lipid máu, là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các biến chứng trên tim mạch như nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch. Với những trường hợp nặng hơn, bệnh nhân còn có thể tử vong do đột quỵ.

Đái tháo đường type 2

Theo nhiều nghiên cứu, béo phì và đái tháo đường type 2 có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Người béo phì có khả năng bị đề kháng insulin, là nhân tố chính gây bệnh tiểu đường.

Bệnh lý hô hấp

Khi béo phì, lượng mỡ thừa có thể chèn lên đường thở và cản trở hệ hô hấp. Những vấn đề thường gặp ở người béo phì là hội chứng ngưng thở khi ngủ và giảm thông khí.

Bệnh lý trên hệ xương khớp

Khi cân nặng tăng, các cơ xương khớp phải chịu thêm nhiều áp lực để nâng đỡ cơ thể. Tình trạng này là khởi đầu cho các cơn đau nhức xương về sau. Tỷ lệ gãy xương ở người béo phì cũng cao hơn nhiều lần so với người khỏe mạnh.

Những bất thường trên da

Da thường không thích nghi kịp khi cân nặng của bạn tăng nhanh đột ngột. Do đó, tác hại của béo phì trong trường hợp này những vết rạn nứt trên da, đặc biệt ở những vùng như bụng, đùi, mông.

Ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh

Người béo phì thường mang tâm lý tự ti, mặc cảm về ngoại hình quá khổ. Lâu dần, họ sẽ trở nên ngại giao tiếp và sống tách biệt với xã hội. Ở vài trường hợp, người bệnh có thể phải trải qua các bệnh tâm lý như trầm cảm.

5. Làm gì để giữ được chỉ số BMI lý tưởng?

Chỉ số béo phì cao là mối nguy hại với sức khỏe người bệnh. Không chỉ gây mất thẩm mỹ, béo phì còn làm suy giảm chất lượng cuộc sống. Do đó, các bác sĩ khuyến khích bạn nên cố gắng duy trì cân nặng ở mức lý tưởng. Chỉ số BMI mục tiêu thường dao động từ 18.5 – 24.9.

Để kiểm soát chỉ số này, bạn cần tuân thủ hai nguyên tắc: điều chỉnh chế độ ăn và tăng cường vận động.

Ngoài ra hãy sử dụng thêm những thực phẩm bảo vệ sức khỏe an toàn chính hãng có chứa HCA để hỗ trợ quá trình giảm mỡ. 

CÀ PHÊ GIẢM CÂN EDALLY từ thương hiệu Edally Beauty & Health tự hào là sản phẩm giúp các chị em kiến tạo vòng eo con kiến một cách an toàn và hiệu quả. 

Tham khảo thêm về sản phẩm tại đây.

 

Thong ke