LDL cholesterol là gì? Tăng chỉ số LDL và cách giải quyết?

20/11/2020

Trong phiếu kết quả xét nghiệm sinh hóa, ngoài chỉ số Cholesterol toàn phần, còn có sự xuất hiện của các chỉ số khác như LDL, HDL. Vậy chúng là gì, và riêng chỉ số LDL mang ý nghĩa như thế nào? Tại sao tăng LDL lại không tốt, nó ảnh hưởng đến gì đến sức khỏe và làm thế nào để cải thiện. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây

1. LDL là chỉ số gì?

Trong kết quả xét nghiệm sinh hóa máu, những chỉ số có liên quan tới cholesterol bao gồm:

  • Cholesterol toàn phần: giá trị bình thường là < 200 mg/dL.
  • LDL (low density lipoprotein cholesterol): lipoprotein cholesterol tỷ trọng thấp, giá trị tối ưu là dưới 100 mg/dL.
  • HDL (high density lipoprotein cholesterol): lipoprotein cholesterol tỷ trọng cao, giá trị tối ưu là > 60 mg/dL.

Cholesterol không hoàn toàn là chất có hại. Nó là phần chất béo thiết yếu mà tế bào trong cơ thể chúng ta cần. Cholesterol có thể được tạo ra từ gan, hoặc được thu nạp từ thức ăn. Cholesterol được vận chuyển trong máu nhờ chất trung gian vận chuyển, đó chính là lipoprotein. Như chúng ta đã thấy sự xuất hiện của hai chỉ số là LDL và HDL, trong đó HDL được coi là “cholesterol tốt”, còn LDL là “cholesterol xấu”.

LDL được gọi là “cholesterol xấu” bởi nếu nó quá nhiều có thể tích tụ ở các mạch máu gây nên tình trạng vữa xơ động mạch, là nguyên nhân dẫn tới các bệnh lý đe dọa tính mạng như nhồi máu cơ tim hay đột quỵ.

2. Giá trị của LDL bao nhiêu là tốt?

Các ngưỡng của Cholesterol LDL bao gồm:

- Ngưỡng tối ưu, an toàn: < 100 mg/dL

- Đường biên cao nếu từ 100 - 159 mg/dL

- Cao nếu từ 160 - 189 mg/dL

- Cực kì báo động nếu từ 190mg/dL trở lên

Riêng trường hợp người có sẵn bệnh lý tim mạch hoặc có yếu tố nguy cơ về bệnh lý tim mạch thì cần giữ ở giá trị dưới 100 mg/dL

3. Nguy cơ từ chỉ số LDL Cholesterol cao

Trong các loại cholesterol thì loại cholesterol trong LDL được đánh giá là loại sinh ra xơ vữa động mạch nhiều nhất. Chủ yếu là do LDL nhỏ đậm đặc và do LDL bị oxy hóa tạo thành các tác nhân bất lợi hoặc do giảm receptor LDL dẫn đến tăng LDL trong máu. Nguy cơ gây xơ vữa động mạch được xác định khi nồng độ LDL – Cholesterol từ 100 mg/dl trở lên.

Nồng độ LDL cholesterol cao có thể khiến bạn dễ gặp các nguy cơ như:

  • Bệnh động mạch vành
  • Bệnh động mạch ngoại vi
  • Bệnh tim, bao gồm đau ngực và đau tim
  • Đột quỵ

Nếu bạn đang có chỉ số LDL Cholesterol cao, bác sĩ sẽ dựa trên đánh giá nguy cơ tim mạch toàn bộ để đưa ra chiến lược hạ thấp nó theo một tỷ lệ nhất định. Đánh giá nguy cơ tim mạch toàn bộ này dựa trên thang điểm SCORE, ước lượng nguy cơ trong vòng 10 năm sẽ bị một biến cố xơ vữa mạch máu có thể gây chết người đầu tiên, hoặc là cơn bệnh tim, bị đột quỵ hoặc là một bệnh động mạch tắc nghẽn khác, bao gồm cả chết đột ngột do tim.

4. Làm thế nào để giảm LDL cholesterol?

Mặc dù nhiều loại thuốc cholesterol có thể làm giảm mức LDL ở các mức độ khác nhau, tuy nhiên các bác sĩ đều khuyên bạn nên thay đổi lối sống để xem mức LDL có thể giảm hay không, trước khi cần dùng đến thuốc.

Giảm cân và điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh

Nhiều nghiên cứu cho kết quả rằng dù chỉ giảm một lượng nhỏ cân nặng cũng có thể giúp giảm mức LDL của bạn.

Mặt khác, bạn cần ăn đúng loại thực phẩm để giúp ích cho sức khỏe tim mạch của mình. Thực phẩm có nhiều chất xơ hòa tan và phytosterol (chất béo thực vật), cũng như chất béo lành mạnh như dầu ô liu, đã được chứng minh là hữu ích trong việc giảm LDL cholesterol.

Theo hướng dẫn từ Viện Tim Phổi và Huyết học Quốc gia Hoa Kỳ (National Heart, Lung and Blood Institute) bạn có thể giảm 20-30% mức LDL cholesterol của bạn với một vài thay đổi đơn giản trong chế độ ăn uống như sau:

Giảm cân là biện pháp giảm LDL hiệu quả
Nhãn
  • Tiêu thụ ít hơn 7% lượng calo từ chất béo bão hòa có thể làm giảm 8-10% chỉ số LDL.
  • Giảm lượng cholesterol hàng ngày xuống dưới 200mg có thể làm giảm chỉ số LDL xuống 5-8%.
  • Giảm khoảng 4,5kg có thể hạ từ 5% đến 8% chỉ số LDL.
  • Thêm 5 đến 10 gram chất xơ hòa tan vào thực đơn mỗi ngày có thể làm giảm mức LDL xuống 3-5%.
  • Thêm 2 gram chất béo thực vật mỗi ngày có thể làm giảm 5-15% chỉ số LDL. Các thực phẩm đó bao gồm dầu thực vật chưa tinh chế, các loại hạt, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt.

► Tham khảo: Chế độ ăn dành cho người bị mỡ máu cao

Tăng hoạt động thể chất

Tập thể dục không chỉ tốt cho việc giảm cân, mà còn giúp giảm mức cholesterol của bạn, đặc biệt là LDL cholesterol. Các bài tập như aerobic, chạy bộ, đạp xe, bơi lội giúp giảm mức LDL cholesterol và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch hiệu quả.

Các hình thức tập thể dục khác, chẳng hạn như yoga, đi bộ và các môn chịu sức nặng (weight bearing exercises) cũng đã được chứng minh là làm giảm chỉ số LDL, nhưng ở mức khiêm tốn hơn.

Ngừng hút thuốc lá

Một hóa chất có trong thuốc lá có tên là acrolein ngăn chặn “cholesterol tốt” (HDL) vận chuyển “cholesterol xấu” (LDL) đến gan, dẫn đến nồng độ cholesterol cao và thu hẹp động mạch ( xơ vữa động mạch ). Điều này có nghĩa là hút thuốc là một yếu tố nguy cơ chính cho cả đau tim và đột quỵ .

Hút thuốc là một trong những nguyên nhân gay LDL cao
Nhãn

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng mức cholesterol sẽ giảm ngay khi bạn ngừng hút thuốc. Sau mỗi tháng khi bỏ thuốc, nồng độ LDL tiếp tục giảm.

Thong ke