Theo Hội Tim mạch Việt Nam, mỡ máu gây ra nhiều bệnh nguy hiểm nhưng ít có triệu chứng rõ ràng, không biểu hiện cụ thể, trừ khi có các biến chứng như xơ vữa mạch máu, đột quỵ, nhồi máu cơ tim… Và hàng loạt vấn đề ở các cơ quan khác có thể tử vong.
1. Xơ vữa động mạch
Mỡ máu cao sẽ làm lắng đọng các mảng lipid, cholesterol và một số chất khác trên thành động mạch, hình thành các mảng xơ vữa động mạch, thành mạch máu trở nên dày và cứng hơn.
Các mảng vữa này có thể bị vỡ ra, dẫn đến hình thành cục máu đông làm tắc nghẽn các mạch máu bị tổn thương. Từ đó có thể dẫn đến thiếu máu nuôi các cơ quan do động mạch đó nuôi dưỡng, trong đó quan trọng nhất là tim, não và động mạch chủ, gây ra những biến chứng gây tử vong cao như:
a. Tai biến mạch máu não (đột quỵ)
Đột quỵ não xảy ra khi xuất hiện huyết khối ở động mạch dẫn máu lên não. Nếu nhẹ có thể bị tê liệt nửa người, trường hợp nặng, bệnh nhân có thể ngưng thở và tử vong. Bệnh khởi phát rất nhanh, rất đột ngột với ít dấu hiệu cảnh báo, nhưng sẽ gây chết người nếu không xử lý thật nhanh. Hiện nay, tai biến mạch máu não cũng xuất hiện nhiều ở những người trẻ tuổi.
Theo thống kê của Hội Phòng chống tai biến mạch máu não Việt Nam, hàng năm có khoảng 200.000 người Việt Nam bị đột quỵ não do biến chứng của mỡ máu cao thường xuyên. Trong đó, 50% bị tử vong hoặc chấp nhận cuộc sống tàn phế suốt đời, một nửa còn lại của tăng mỡ máu không bao giờ khỏe mạnh trở lại như trước.

Hằng năm theo thống kê có khoảng 200.000 người bị đột quỵ não
b. Nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim là hiện tượng xảy ra khi huyết khối xuất hiện ở động mạch vành (động mạch dẫn máu nuôi tim), dẫn đến chết mô tim, loạn nhịp tim, thậm chí ngưng tim.
Nhồi máu cơ tim thường xảy ra đột ngột, nhanh và rất nguy hiểm. Khoảng 1/4 đến 1/3 bệnh nhân chết trước khi kịp đến bệnh viện. Trong số những người nhập viện, có 5 đến 10% chết do các biến chứng như suy tim, choáng tim, rối loạn nhịp tim. Theo thống kê cứ 6 người bị nhồi máu cơ tim thì có một người sẽ bị tái phát cơn nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tử vong do tim mạch sau một năm.
c. Bệnh mạch vành
Máu được cung cấp cho cơ tim thông qua hệ thống động mạch vành. Các động mạch vành chia thành các nhánh nhỏ dần tới nuôi dưỡng từng vùng của cơ tim. Bệnh động mạch vành xuất hiện khi một hoặc nhiều nhánh của động mạch vành bị hẹp hay bị tắc do các nguyên nhân khác nhau (thông thường là do mảng vữa xơ động mạch vành) dẫn đến mạch vành không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu oxy cho cơ tim.

Người bệnh tim mạch vành có thể bị tử vong ngay lập tức hoặc trong vài giờ động mạch vành bị tắc nghẽn, trước khi xuất hiện nhồi máu cơ tim. Không chỉ vậy, bệnh còn ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe, sinh hoạt bởi các cơn đau thắt ngực triền miên cùng nhiều biến chứng mãn tính như:
- Suy tim: Xảy ra ngay sau cơn nhồi máu cơ tim do thiếu máu cơ tim trong thời gian dài hoặc hoại tử cơ tim.
- Rối loạn nhịp tim: Các cơn rung nhĩ khiến tim loạn nhịp, có khi đập quá nhanh hoặc quá chậm hoặc hỗn hợp, đe dọa đến tính mạng người bệnh.
- Đau thắt ngực: Có 2 loại đau thắt ngực gồm: cơn đau thắt ngực ổn định xuất hiện lặp đi lặp lại khi người bệnh gắng sức đến 1 mức độ nào đó và cơn đau thắt ngực không ổn định, thường xảy ra cả lúc nghỉ ngơi, gắng sức và không giảm bớt khi ngừng gắng sức. Trong đó, đau thắt ngực không ổn định có nguy cơ chuyển sang nhồi máu cơ tim, đột tử cao nếu không điều trị kịp thời.
Bên cạnh các biến chứng nguy hiểm trên, xơ vữa động mạch còn có thể gây tắc nghẽn hoặc phình tại các động mạch khác:
– Tắc, hẹp động mạch thận, lâu dài dẫn đến suy thận.
– Tắc, hẹp động mạch nuôi ruột gây hoại tử ruột.
– Tắc, hẹp động mạch nuôi chi gây thiếu máu chi, nếu nặng và mạn tính phải cắt cụt chi, gây tàn phế cho người bệnh.
2. Bệnh đái tháo đường
Máu nhiễm mỡ có thể gây ra bệnh tiểu đường type 2 và ngược lại. Mối liên hệ này đã được các nhà khoa học nghiên cứu và chứng minh, nhất là với trường hợp có nguy cơ huyết áp cao, tăng mỡ bụng, cholesterol tốt thấp và đường huyết cao. Khi chỉ số triglyceride cao kết hợp cũng sẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường..
3. Bệnh viêm tụy
Viêm tụy là một trong những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi máu nhiễm mỡ, do hàm lượng triglyceride rất cao có thể gây sưng tuyến tụy, gây ra những biểu hiện như: đau bụng đi ngoài dữ dội, sốt, nôn, thở nhanh, nhịp tim nhanh. Nếu trường hợp viêm tụy cấp có thể nguy hiểm đến tính mạng.
4. Bệnh tim mạch
Chỉ số cholesterol xấu, triglyceride tăng cao cùng với các rối loạn chuyển hóa trong cơ thể có mối liên hệ mật thiết không những với các bệnh lý về cao huyết áp, tiểu đường, viêm tụy mà còn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm đối với hệ tim mạch. Vì vậy để có một trái tim khỏe mạnh, việc trước tiên là hãy ngăn ngừa bệnh máu nhiễm mỡ.
5. Bệnh cao huyết áp
Máu nhiễm mỡ gây nên xơ vữa động mạch, hình thành cục máu đông làm cản trở đường lưu thông của máu. Khi đó, áp suất máu tăng lên và làm tăng nguy cơ bệnh cao huyết áp. Như vậy lượng mỡ trong máu càng cao đồng nghĩa với bệnh lý tăng huyết áp càng dễ xảy ra và ngược lại.
6. Tai biến mạch máu não
Nguyên nhân chính là do cholesterol xấu và triglyceride tăng cao gây xơ vữa động mạch và làm ảnh hưởng đến việc cung cấp máu cho não. Vì vậy, đối với bệnh nhân máu nhiễm mỡ, nguy cơ bị tai biến mạch máu não sẽ cao hơn rất nhiều lần so với người khỏe mạnh.
7. Suy giảm chức năng gan
Máu nhiễm mỡ làm cho triglyceride tăng cao cùng với việc tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ, đây là nguyên nhân chính gây nên các bệnh lý về gan và trực tiếp làm suy giảm chức năng gan.
8. Đau, tê chân
Khi có quá nhiều mỡ máu, sẽ tạo nên lớp chất trong lòng động mạch, khi chảy đến chân sẽ dẫn đến bệnh động mạch ngoại biên. Bệnh này gây cảm giác đau và tê chân, đặc biệt là khi lúc đi bộ, ngoài ra, bệnh cũng làm tăng khả năng nhiễm trùng ở chân, bàn chân.
Biến chứng do mỡ máu cao (như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim…) có thể không có bất kỳ một dấu hiệu báo trước nào. Trong quá trình mắc và phát triển máu nhiễm mỡ, các biến chứng xảy ra cũng rất âm thầm, song hành. Cơn đột quỵ não hay nhồi máu cơ tim xảy ra cũng đến rất nhanh và bất ngờ, đột ngột để lại di chứng khôn lường chỉ trong vài phút đến vài giờ nếu không được cấp cứu kịp thời. Để phòng tránh, bạn nên giữ thói quen vận động, giữ cân nặng hợp lý, chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Ngoài ra, người trên 50 tuổi, hút thuốc lá nhiều, cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipid máu và có tiền sử gia đình nên thực hiện tầm soát bệnh lý mạch máu định kỳ kết hợp với các sản phẩm hỗ trợ giảm mỡ máu hiệu quả để có thể đạt được kết quả tốt nhất
Là một chuyên gia nhiều năm nghiên cứu lĩnh vực y học cổ truyền, PGS. TS. Đại tá Hồ Bá Do, Phó Chủ tịch Hội Y học cổ truyền Việt Nam, Phó viện trưởng Viện thực phẩm chức năng Việt Nam, Giảng viên cao cấp Học viện Quân Y cho biết, công dụng và các phương pháp sử dụng lá cây thông đỏ đã sớm được ghi chép trong nhiều y văn nổi tiếng như Thần Nông Bản Thảo Kinh (danh y Thần Nông, người Trung Quốc, khoảng thế kỷ thứ 3), Bản Thảo Cương Mục (Lý Thời Trân, người Trung Quốc, thế kỷ 16, được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới) và Đông Y Bảo Giám (“thần y” Hur Jun, Hàn Quốc, đầu thế kỷ 17).
“Các y văn cổ này và nhiều công trình nghiên cứu khoa học hiện đại cho thấy, chiết xuất từ lá thông có thể phòng ngừa và điều trị tới 190 loại bệnh khác nhau. Trong đó, các công trình nghiên cứu của Bệnh viện Đại học Seoul, Viện Nghiên cứu và Kiểm nghiệm Hàn Quốc đã chỉ ra tinh dầu thông đỏ có công dụng hiệu quả đối với tiểu đường, mỡ máu, làm chậm quá trình lão hóa”, PGS. TS. Đại tá Hồ Bá Do cho biết.