Chỉ số Cholesterol khuyến nghị theo độ tuổi

23/11/2020

Sức khỏe tim mạch là vấn đề cần được chăm sóc dài hạn. Càng sớm thực hiện lối sống lành mạnh, phát hiện sớm và ngăn ngừa các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tim mạch, sức khỏe bạn càng được đảm bảo lâu dài. Kiểm soát và ổn định mức cholesterol là một trong những vấn đề quan trọng đầu tiên bạn cần biết tới.

1. Chỉ số cholesterol là gì?

Một xét nghiệm máu được gọi là bảng lipoprotein có thể đo mức cholesterol của bạn. Trước khi xét nghiệm, bạn sẽ cần nhịn ăn, không được ăn hoặc uống bất cứ thứ gì ngoài nước, trong 9 đến 12 giờ. Kết quả xét nghiệm sẽ bao gồm

 

Cholesterol toàn phần (total cholesterol: TC) – thước đo tổng lượng cholesterol trong máu của bạn. Nó bao gồm cả cholesterol lipoprotein mật độ thấp ( LDL ) và cholesterol lipoprotein mật độ cao ( HDL ).

Cholesterol lipoprotein tỷ trọng cao (high-density lipoprotein cholesterol: HDL-C): nguồn tích tụ và gây tắc nghẽn cholesterol chính trong động mạch

Cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp (low-density lipoprotein cholesterol: LDL-C): HDL giúp loại bỏ cholesterol khỏi động mạch của bạn.

Triglyceride (TG): một dạng chất béo khác trong máu có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đặc biệt là ở phụ nữ.

2. Chỉ số cholesterol ở người lớn

Theo khuyến cáo của Hội Tim Mạch Học Việt Nam, tất cả người lớn trên 20 tuổi nên được xét nghiệm mỡ máu 5 năm một lần.

Khi chúng ta già đi, mức cholesterol có xu hướng tăng lên. Nam giới thường có nguy cơ cao hơn nữ giới do mức cholesterol trong máu cao hơn. Tuy nhiên, nguy cơ của một người phụ nữ tăng lên khi bước vào thời kỳ mãn kinh. Nam giới từ 45 đến 65 tuổi và nữ giới từ 55 đến 65 tuổi nên xét nghiệm mỡ máu sau mỗi 1 đến 2 năm một lần.

Đối với những người có cholesterol cao và các yếu tố nguy cơ tim mạch khác như bệnh tiểu đường, tăng huyết áp… nên xét nghiệm thường xuyên hơn.

Chỉ số cholesterol bình thường ở nam giới và nữ giới

★ Nam từ 20 tuổi trở lên

Loại Cholesterol Chỉ số bình thường
Cholesterol toàn phần 125 đến 200mg/dL
Non -HDL < 130mg/dL
LDL < 100mg/dL
HDL >= 40mg/dL hoặc cao hơn

★ Nữ từ 20 tuổi trở lên

Loại Cholesterol Chỉ số bình thường
Cholesterol toàn phần 125 đến 200mg/dL
Non -HDL < 130mg/dL
LDL < 100mg/dL
HDL >= 50mg/dL hoặc cao hơn

Chỉ số cholesterol ở mức bình thường, mức ranh giới và mức nguy cơ cao ở người lớn

Chỉ số Mức bình thường Mức ranh giới

Mức nguy cơ cao

Total Cholesterol

 

TC

<200 mg/dL
(5,1 mmol/L)
200–239 mg/dL
(5,1–6,2 mmol/L)
≥240 mg/dL
(6,2 mmol/L)
Cholesterol tốt

 

HDL  – C

≥60 mg/dL
(1,5 mmol/L)
Nam: 40–59 mg/dL (1,0–1,5 mmol/L)

 

50–59 mg/dL (nữ) (1,3–1,5 mmol/L)

Nam: <40 mg/dL (1,0 mmol/L)

 

Nữ: <50 mg/dL (1,3 mmol/L)

Cholesterol xấu

 

LDL – C

<100 mg/dL (2,6 mmol/L) (bình thường)

 

100–129 mg/dL (2,6–3,3 mmol/L) (gần đạt)

130–159 mg/dL (3,3–4,1 mmol/L) 160–189 mg/dL (4,1–4,9 mmol/L) (nguy cơ cao)

 

≥190 mg/dL (4,9 mmol/L) (nguy cơ rất cao)

Triglycerid

 

TG

<150 mg/dL (1,7 mmol/L) 150–199 mg/dL (1,7–2,2 mmol/L) 200–499 mg/dL (2,2–5,6 mmol/L) (nguy cơ cao)

 

≥500 mg/dL (5,6 mmol/L) nguy cơ rất cao

3. Chỉ số cholesterol ở trẻ em

Trẻ em thường xuyên  vận động, có chế độ ăn uống lành mạnh, không bị thừa cân và không có tiền sử gia đình bị cholesterol cao sẽ có nguy cơ bị cholesterol cao thấp hơn.

Các hướng dẫn hiện tại khuyến nghị rằng tất cả trẻ em nên kiểm tra cholesterol trong độ tuổi từ 9 đến 11, và kiểm tra lại ở độ tuổi từ 17 đến 21.

Trẻ em có nhiều yếu tố nguy cơ hơn, chẳng hạn như bị tiểu đường, béo phì hoặc có tiền sử gia đình bị cholesterol trong máu cao, đau tim hoặc đột quỵ, nên được kiểm tra mức cholesterol ở độ tuổi từ 2 đến 8, và và kiểm tra lại trong độ tuổi từ 12 đến 16.

Chỉ số cholesterol bình thường ở trẻ em từ 19 tuổi trở xuống

Loại Cholesterol Chỉ số bình thường
Cholesterol toàn phần < 170mg/dL
Non -HDL < 120mg/dL
LDL < 100mg/dL
HDL > 45mg/dL

Chỉ số cholesterol ở mức bình thường, mức ranh giới và mức nguy cơ cao ở trẻ em

Chỉ số Mức bình thường

 

(mg/dL)

Mức ranh giới

 

(mg/dL)

Mức nguy cơ cao

(mg/dL)

Total Cholesterol

 

TC

≤ 170 170 – 199 ≥ 200
Cholesterol tốt

 

HDL  – C

> 45 40 – 45 < 40
Cholesterol xấu

 

LDL – C

< 110 110 – 129 ≥ 130
Triglycerid

 

TG

< 75 (0 – 9 tuổi)

 

< 90 (10 – 19 tuổi)

75 – 99 (0 – 9 tuổi)

 

90 – 129 (10 – 19 tuổi)

≥ 100 (0 – 9 tuổi)

 

≥ 130 (10 – 19 tuổi)

4. Điều gì ảnh hưởng đến mức cholesterol?

Chế độ ăn

Chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa và cholesterol trong thực phẩm bạn ăn làm cho mức cholesterol trong máu tăng lên. Chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa là nguyên nhân chính, nhưng những thực phẩm giàu cholesterol cũng cần nên kiêng.

Chất béo bão hòa thường có ở thức ăn nguồn gốc động vật (đặc biệt ở mỡ động vật như thịt bò, mỡ bò, thịt lợn (mỡ), thịt cừu, thịt gia cầm béo như thịt vịt và ngỗng béo (nuôi công nghiệp), bơ, kem, pho mát, các sản phẩm chế biến từ sữa nguyên béo… và từ một số thực vật như dừa, sữa dừa, dầu dừa, dầu cọ, bơ thực vật, cacao và các loại cây dầu.

Chất béo chuyển hóa được hình thành bằng phương pháp hydro hóa dầu ăn như quá trình chiên, rán, xào, margarine…; thường có trong các loại thực phẩm chế biến sẵn như bánh cookies, mì ăn liền (loại có chiên tẩm), các đồ ăn nhanh, đồ ăn đóng sẵn có chiên rán như khoai tây chiên, quẩy nóng, gà rán, thịt rán…

Thức ăn giàu cholesterol là những thức ăn có nguồn gốc từ động vật, thường có nhiều trong nội tạng động vật như gan, thận, óc, lá lách…

Cân nặng

Thừa cân là một yếu tố nguy cơ của bệnh tim. Nó cũng có xu hướng làm tăng cholesterol trong máu. Giảm cân có thể giúp giảm cholesterol LDL (cholesterol có hại), tổng lượng cholesterol và triglycerid. Nó cũng làm tăng mức cholesterol HDL (cholesterol tốt) của bạn.

Thể dục thể thao

 

Lười vận động là một yếu tố nguy cơ cho bệnh tim. Hoạt động thể chất thường xuyên có thể giúp giảm cholesterol LDL và tăng mức cholesterol HDL. Nó cũng giúp bạn giảm cân. Bạn nên cố gắng hoạt động thể chất trong 30 phút mỗi ngày.

Hút thuốc

Hút thuốc lá làm giảm cholesterol HDL. HDL giúp loại bỏ cholesterol xấu khỏi động mạch, vì vậy, HDL thấp hơn có thể góp phần làm tăng mức cholesterol xấu cao hơn.

Tuổi và giới tính

Khi bạn già đi, mức cholesterol trong máu sẽ tăng lên. Trước tuổi mãn kinh, phụ nữ có tổng lượng cholesterol thấp hơn nam giới cùng tuổi. Sau tuổi mãn kinh, nồng độ cholesterol LDL của phụ nữ có xu hướng tăng lên.

Di truyền

 

Tăng cholesterol máu gia đình là một bệnh lý di truyền. Ví dụ nếu người thân, chẳng hạn như cha mẹ, anh chị em, bị tăng cholesterol máu gia đình thì bạn cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh này.

Tiền sử gia đình

Nguy cơ sẽ tăng lên nếu bố hoặc anh em trai trong gia đình bị bệnh tim sớm (trước tuổi 55) hoặc mẹ và chị em gái bị bệnh tim sớm (trước tuổi 65).

5. Giảm Cholesterol hiệu quả cùng Quốc bảo Hàn Quốc

Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí BMC Complementary and Alternative Medicine (Anh) và Evidence-Based Complementary and Alternative Medicine (Ai Cập) năm 2016:

(Trích dẫn tại VNExpress)

Tinh dầu thông đỏ chứa các chất có thể kích thích enzym AMPK (Adenosine monophosphate-activated protein), hỗ trợ làm giảm tổng hợp acid béo, giảm sự biệt hóa tế bào mỡ. Từ đó, giảm sản xuất mỡ xấu như LDL, triglyceride, bào mòn dần các mảng xơ vữa bám trong lòng mạch, giúp thông huyết mạch.

Năm 2016, một nghiên cứu khác đăng trên tạp chí International Journal of Biological Macromolecules (Hà Lan) cho thấy, tinh dầu thông đỏ chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa có tác dụng trung hòa gốc tự do, cùng với tác dụng thông mạch, góp phần hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị cho các bệnh nhân suy giảm miễn dịch... 

Tinh dầu thông đỏ Hàn Quốc có tác dụng hỗ trợ điều trị trong các trường hợp rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim...

Tinh dầu thông đỏ Edally Hàn Quốc giảm mỡ máu hiệu quả chỉ sau 1 liệu trình sử dụng

Với tác dụng góp phần giúp thông huyết mạch, tinh dầu thông đỏ Hàn Quốc hỗ trợ điều trị trong các trường hợp rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, người có nguy cơ đột quỵ, bệnh nhân đái tháo đường và nâng cao thể trạng cho bệnh nhân đang hóa-xạ trị. 

Tuy nhiên chính vì tác dụng hiệu quả, Tinh dầu thông đỏ có rất nhiều hàng trôi nổi trên thị trường, khiến người dân bị tiền mất tật mang. Người tiêu dùng cần cân nhắc và chọn lựa thật kĩ sản phẩm Tinh dầu thông đỏ chất lượng để có tác dụng rõ rệt

 

Thong ke