1. Vì sao nam giới thường bị cholesterol cao hơn nữ giới?
Do bẩm sinh, nội tiết tố
Testosterone ở nam giới lại làm tăng lượng cholesterol có hại trong máu và giảm lượng cholesterol có lợi, khiến cho nam giới có nguy cơ cao hơn đối với các bệnh về tim mạch, huyết áp và đột quỵ. Và ngược lại. Estrogen ở phụ nữ giúp làm giảm lượng cholesterol có hại và làm tăng cholesterol có lợi, từ đó làm giảm nguy cơ tim mạch.
Do lối sống sinh hoạt
Nam giới tiếp xúc với các chất kích thích và các đồ uống có cồn nhiều gây nên tình trạng béo bụng. Ngoài ra do tình chất công việc phải đi xã giao, nhậu nhẹt nhiều, tiếp nhận quá nhiều đồ ăn đạm, dẫn đến tích tụ nhiều cholesterol xấu, tăng triglyceride máu, giảm HDL Cholesterol (cholesterol tốt), dẫn đến huyết áp cao, và/hoặc tăng đường huyết lúc đói…
Bên cạnh đó, phụ nữ có ý thức về sức khỏe hơn nam giới, họ nhận thức được sức khỏe thể chất và tinh thần của mình rõ hơn. Điều này mang lại cho phụ nữ một lối sống lành mạnh và sự chăm sóc sức khỏe tim mạch tốt hơn nam giới.
Ngược lại, nam giới họ luôn tận dụng mọi lý do để trì hoãn việc tầm soát và điều trị cholesterol cao. Họ cũng ít tuân thủ quá trình điều trị hơn so với nữ giới.
2. Làm thế nào để biết tôi bị cholesterol cao?
Cách duy nhất để biết mức cholesterol của bạn cao bao nhiêu, có nguy hiểm chưa, là làm xét nghiệm mỡ máu. Mọi người trên 20 tuổi nên được kiểm tra cholesterol ít nhất 5 năm một lần. Nếu chỉ số cholesterol của bạn cao, bạn cần phải kiểm tra thường xuyên hơn với bác sĩ của mình.
Các chỉ số cholesterol ở mức bình thường đối với nam giới từ 20 tuổi trở lên:
Loại Cholesterol |
Chỉ số bình thường |
Cholesterol toàn phần |
125 đến 200mg/dL |
Non – HDL |
< 130mg/dL |
LDL |
< 100mg/dL |
HDL |
>= 40mg/dL hoặc cao hơn |
Tham khảo: Chỉ số Cholesterol khuyến nghị theo độ tuổi
3. Làm thế nào thể để giảm cholesterol cao trong máu?
Để giảm cholesterol, một trong những thay đổi quan trọng nhất cần thực hiện là cắt giảm lượng chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa trong chế độ ăn uống của bạn. Điều đó có nghĩa là cắt giảm thịt và gia cầm, bằng cách ăn ít hoặc giảm tần suất ăn thịt. Bạn cũng nên chọn loại sữa ít béo, ăn ít thực phẩm chiên xào, thực phẩm chế biến và thực phẩm nhiều đường.

Tăng lượng chất xơ trong khẩu phần ăn hằng ngày, ví dụ như bột yến mạch, đậu, táo… Nó sẽ giúp bạn loại bỏ LDL cholesterol khỏi cơ thể.
Nếu bạn thừa cân hoặc béo phì, giảm dù chỉ một vài cân có thể giúp giảm mức cholesterol.
Tất nhiên, không có công thức kỳ diệu để giảm cân, nhưng giảm khẩu phần ăn và loại bỏ những loại thực phẩm mà bạn có thể dễ dàng sống mà không cần có nó, chẳng hạn như đồ uống có đường, là một sự khởi đầu dễ dàng, bạn có thể bắt đầu giảm cân từ đây.
Cư dân hiện đại tại các thành phố lớn thường nhận được 20% lượng calo từ đồ uống. Chuyển sang dùng nước lọc là một thay đổi không gây mệt nhọc và đau đớn nhưng có thể tạo ra một sự khác biệt lớn trong tổng lượng calo bạn nhận được.