Đột quỵ - Căn bệnh nguy hiểm khôn lường cho độ tuổi 30+

12/03/2020

Đột quỵ giờ đây không phải là căn bệnh dành cho người già, nó ngày càng có dấu hiệu trẻ hóa. Đây là trưởng hợp y tế khẩn cấp khi lưu lượng máu dẫn đến não giảm đi dẫn đến việc chết tế bào trong não, não không hoạt động được. Vậy tại sao đột quỵ lại trẻ hóa, nguyên nhân gây ra căn bệnh này là gì và có cách nào để phòng tránh hay không?

Mỗi năm, Việt Nam có hơn 230.000 người bị đột quỵ, hơn 50% trong số đó tử vong. Đáng lo ngại hơn là đột quỵ đang có dấu hiệu trẻ hóa xuống độ tuổi 30+.

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hà, Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1 TP HCM, giới trẻ thường chủ quan nghĩ rằng đột quỵ chỉ xảy ra ở người lớn tuổi. Do đó, không ít người trẻ khi nhập viện được chẩn đoán đột quỵ tỏ ra rất bất ngờ.

Đột quỵ là gì?

Đột quỵ còn được gọi theo tên gọi khác là tai biến mạch máu não. Đây là tình trạng não bộ bị tổn thương do quá trình lưu thông máu lên não bị gián đoạn do mạch máu bị tắc nghẽn bởi cục máu đông hoặc xơ vữa động mạch. Trong vòng vài phút, nếu không được cung cấp đủ máu, các tế bào não sẽ bắt đầu chết.

Do đó, người bị đột quỵ cần được cấp cứu ngay lập tức, thời gian kéo dài càng lâu, số lượng tế bào não chết càng nhiều sẽ càng nhanh tử vong. Những người sống sót qua cơn đột quỵ đều có sức khỏe suy yếu hoặc để lại di chứng như tê liệt, mất ngôn ngữ, rối loạn cảm xúc, thị giác suy giảm…

Có 2 loại đột quỵ là đột quỵ do thiếu máu và đột quỵ do xuất huyết

Đột quỵ do thiếu máu cục bộ: Chiếm khoảng 85% tổng số các ca bị đột quỵ hiện nay. Đây là tình trạng đột quỵ do các cục máu đông làm tắc nghẽn động mạch, cản trở quá trình máu lưu thông lên não.

Đột quỵ do xuất huyết: Đột quỵ do xuất huyết là tình trạng mạch máu đến não bị vỡ khiến máu chảy ồ ạt gây xuất huyết não. Nguyên nhân khiến mạch máu vỡ là do thành động mạch mỏng yếu hoặc xuất hiện các vết nứt, rò rỉ.

 

Nguyễn nhân dẫn đến đột quỵ và trẻ hóa đột quỵ

Hầu hết các hiện tượng đột quỵ đều có liên quan đến hiện tượng nhồi máu cơ tim. Nguyên nhân đột quỵ có liên quan đến các yếu tố bệnh lí sau:

Tiền sử đột quỵ (đã từng bị đột quỵ): Người có tiền sử bị đột quỵ có nguy cơ cao bị đột quỵ lần tiếp theo, nhất là trong vòng vài tháng đầu. Nguy cơ này kéo dài khoảng 5 năm và giảm dần theo thời gian.

Đái tháo đường: Các vấn đề liên quan đến đái tháo đường có khả năng làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Bệnh tim mạch: Người mắc các bệnh lý tim mạch có khả năng bị đột quỵ cao hơn người bình thường

Cao huyết áp: Cao huyết áp gây gia tăng sức ép lên thành động mạch, lâu dần khiến thành động mạch bị tổn thương dẫn đến xuất huyết não. Ngoài ra, cao huyết áp còn tạo điều kiện cho các cục máu đông hình thành, cản trở quá trình lưu thông máu lên não. Khám huyết áp là một trong những biện pháp để tìm ra nguyên nhân đột quỵ.

Mỡ máu: Cholesterol cao có thể tích tụ trên thành động mạch, tạo thành vật cản gây tắc nghẽn mạch máu não.

Mỡ máu hay còn gọi là xơ vữa động mạch

Thừa cân, béo phì: Người bị thừa cân béo phì có thể dẫn đến nhiều bệnh như cao huyết áp, mỡ máu, tim mạch. Tăng nguy cơ bị đột quỵ.

Hút thuốc: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người hút thuốc có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 2 lần. Khói thuốc làm tổn thương thành mạch máu, gia tăng quá trình xơ cứng động mạch. Thuốc lá cũng gây hại cho phổi, khiến tim làm việc nhiều hơn, gây tăng huyết áp.

Lối sống không lành mạnh: ăn uống không điều độ, không cần bằng đầy đủ các loại dưỡng chất; lười vận động là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ.

Ngoài ra, đột quỵ cũng được cho là có liên quan đến việc sử dụng các chất kích thích, uống quá nhiều rượu...

Đột quỵ ngày càng trẻ hóa do người trẻ coi thường sức khỏe, duy trì lối sống không lành mạnh, hút thuốc lá, rượu bia, đồ ăn nhanh… kèm theo những tác động từ ô nhiễm môi trường, thực phẩm bẩn…

Bác sĩ Vũ Anh Nhị, Chủ tịch Hội Thần kinh học TP HCM, cho biết trước đây đột quỵ được xem là bệnh của người cao tuổi, với độ tuổi trung bình từ 55 trở lên. Người mắc đột quỵ đang có dấu hiệu trẻ hóa, mỗi năm có 83.000 bệnh nhân trong độ tuổi 40-45 tuổi, chiếm 1/3 trong tổng trường hợp đột quỵ. Tại nhiều bệnh viện ghi nhận, số người bệnh cấp cứu đột quỵ còn lên tới tuổi 20 hoặc trẻ hơn.

 

Cách phòng và tránh bệnh đột quỵ

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước lọc sạch là một trong những chế độ dinh dưỡng hợp lý để phòng tránh đột quỵ  hiệu quả.

Đặc biệt nên hạn chế các loại đồ ngọt, thực phẩm chứa nhiều đường, thực phẩm chiên xào, thức ăn nhanh…

Nên dành 30 phút tập thể dục hàng ngày

Tập thể dục hàng ngày giúp tăng cường tuần hoàn máu trong cơ thể, nâng cao sức khỏe, giúp tim khỏe mạnh. Tập thể dục 30 phút mỗi ngày, ít nhất 4 lần mỗi tuần sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Sử dụng tinh dầu thông đỏ

Đối với những người bị mỡ máu cao, có thể sử dụng tinh dầu thông đỏ để giảm mỡ máu hiệu quả. Tinh dầu thông đỏ với cơ chế lấy dầu sạch rửa dầu bẩn, đánh tan những mảng xơ vữa bám trong thành mạch máu giúp máu lưu thông hiệu quả.

Tinh dầu thông đỏ giúp hỗ trợ điều trị và đảy lùi mỡ máu hiệu quả

Trước khi sử dụng tinh dầu thông đỏ nên đi xét nghiệm chỉ số mỡ máu tại bệnh viện và sau khi sử dụng sau một liệu trình thì tiếp tục đi xét nghiệm lại để thấy được hiệu quả tuyệt vời của sản phẩm này.

Không hút thuốc lá

Các hợp chất có trong khói thuốc lá làm hình thành cục máu đông – đây là nguyên nhân chính gây ra đột quỵ não. Ngoài ra, khói thuốc lá làm hình thành các mảng xơ vữa động mạch, phá hủy thành tế bào mạch máu gây ra việc hẹp động mạch, tăng triglyceride trong máu.

Điều trị và phòng ngừa huyết áp cao

Huyết áp cao là 1 trong những nguyên nhân chính dẫn đến đột quỵ. Đối với những người huyết áp cao cần tránh những cảm xúc bất ngờ cũng như giữ tinh thần thoải mái để tránh hiện tượng huyết áp gây đứt mạch máu não.

Trên đây là những thông tin cần thiết để phòng tránh bệnh đột quỵ giúp mỗi người sở hữu sức khỏe tốt nhất.

Thong ke