Nhân sâm được chia làm 4 loại chính: Sâm tươi, Bắc Sâm, Hồng Sâm và Hắc Sâm.
1. Sâm tươi
Sâm tươi là những củ sâm vừa được thu hoạch, vẫn còn một lớp đất mỏng trên củ, được chia theo số năm nuôi trồng, gồm sâm 4, 5, 6 tuổi. Sâm tươi thường được dùng để ngâm rượu, ngâm mật ong hay dùng trong các món ăn bồi bổ cơ thể.
Tuy nhiên sâm tươi có tính Hàn, không phù hợp với các đối tượng là người cảm mạo, phong hàn, phụ nữ mang thai hay trẻ nhỏ.
2. Bạch sâm
Bạch sâm là sâm được lột vỏ và đem phơi dưới ánh nắng tự nhiên cho đến khi chỉ còn dưới 14% nước. Bạch sâm bao gồm các loại sâm nguyên củ, thân sâm và rễ sâm khô.
3. Hồng sâm
Hồng sâm được chọn lọc từ những củ sâm 6 năm tuổi chất lượng nhất, có trọng lượng trên 37 gram, trải qua quá trình hấp hơi nước 72h sau đó hong khô bằng ánh sáng tự nhiên cho đến khi có màu trong suốt như sừng.
Hồng sâm có hàm lượng saponin cao gấp nhiều lần so với nhân sâm.
4. Hắc sâm
Hắc sâm được sản xuất từ những củ hồng sâm đạt chuẩn, tiếp tục trải qua 9 lần hấp, 9 lần sấy trong 5 ngày liên tiếp. Lúc này, sâm chuyển từ hồng sang màu đen đặc trưng của hắc sâm. Hàm lượng saponin trong hắc sâm cao gấp 20 lần so với nhân sâm thông thường.
Nhờ quá trình hấp sấy đặc biệt, hắc sâm và hồng sâm có hàm lượng dưỡng chất, đặc biệt là saponin - chất có tác dụng tăng cường sức khỏe, chống ung thư cao hơn hẳn so với nhân sâm tươi hay bạch sâm. Thêm vào đó, sau quá trình này, khả năng hấp thụ dưỡng chất của cơ thể cũng được cải thiện đáng kể.